QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH - MỘT NHIỆM VỤ QUẢN LÍ THEN CHỐT CỦA HIỆU TRƯỞNG

Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chăm lo phát triển Giáo dục và Đào tạo là chìa khoá để phát huy nguồn nhân lực con người, là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh, bền vững. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Vấn đề nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh luôn được tôi quan tâm. Với cương vị là hiệu trưởng trường Tiểu học Thị trấn Văn Giang, tôi đã trăn trở, tìm hiểu và áp dụng những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

1. Xác định được nội dung quản lí hoạt động dạy học và giáo dục học sinh.

- Quản lí hoạt động dạy của giáo viên bao gồm: quản lí việc phân công giảng dạy cho giáo viên; quản lí việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học của giáo viên; quản lí  việc chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên; quản lí giờ lên lớp của giáo viên; quản lí  việc phụ đạo học sinh nhận thức hạn chế, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu của giáo viên; quản lí việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên; quản lí công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; quản lí việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

- Quản lí hoạt động học của học sinh bao gồm: quản lí nề nếp, kỹ cương trong học tập của học sinh; quản lí việc học tập tại trường của học sinh; quản lí việc học tập ở nhà của học sinh; Phối hợp các lực lượng giáo dục quản lí hoạt động học tập của học sinh.

Quản lí các điều kiện, phương tiện hỗ trợ HĐDH bao gồm: quản lí việc thực hiện các quy định GD& ĐT; quản lí việc xây dựng và hoạt động của tổ chuyên môn; quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; quản lí công tác thi đua khen thưởng giáo viên và học sinh trong HĐDH; quản lí công tác xây dựng môi trường sư phạm.

2. Các biện pháp quản lí của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường:

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, HS về công tác quản lí HĐDH: Giúp cho CBQL có những biện pháp QL HĐDH hiệu quả; Giúp cho GV hiểu một cách đầy đủ về tầm quan trọng của công tác QL của Hiệu trưởng đối với HĐDH; Giúp HS hiểu rõ được nội dung QL hoạt động học tập của Hiệu trưởng mà tự giác thực hiện tốt nội quy, nề nếp, kỷ cương trong học tập ở trường, ở nhà. Chú trọng công tác tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho CBQL, GV và HS trong nhà trường. Tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, ñịa phương, luật Giáo dục, những chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về GD&ĐT, GD THPT, về đổi mới sự nghiệp GD.

- Tổ chức thực hiện:  Tổ chức cho CBQL, GV nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn về HĐDH và công tác QL HĐDH của Hiệu trưởng. Đồng thời, Hiệu trưởng triển khai trước hội đồng sư phạm về các nội dung cơ bản của công tác QL HĐDH của nhà trường để CBQL, GV có sự chuẩn bị để thực hiện nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu QL.

-Nhóm biện pháp tăng cường QL hoạt động giảng dạy của GV

+ Tăng cường QL việc xây dựng và thực hiện kế hoạch DH của GV và tổ chuyên môn

+ Đổi mới QL giờ lên lớp của GV. Bài giảng trên lớp của GV phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS tránh áp đặt, rèn luyện được kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập và tự học.

+ Đổi mới QL công tác kiểm tra, đánh giá của GV đối với kết quả học tập của HS. Xu hướng đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS hiện nay là coi trọng vai trò chủ thể, tích cực của HS trong quá trình DH, GV tạo cơ hội để HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Kiểm tra, đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện tri thức, rèn luyện kỹ năng đã được học mà còn phải kích thích tư duy năng động, sáng tạo, rèn luyện khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề.

+Đẩy mạnh việc đổi mới PPDH của GV.  Đổi mới phương pháp thao giảng dự giờ

- Nhóm biện pháp tăng cường QL hoạt động học tập của HS:

 Tăng cường GD động cơ, thái độ học tập cho HS; củng cố nề nếp, kỷ cương trong học tập của HS; Tăng cường QL hoạt động học tập tại trường của HS; Tăng cường QL việc học tập ở nhà của HS.

-Nhóm biện pháp tổ chức các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học

+Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực QL của đội ngũ CBQL.

Muốn chất lượng GD ngày một được nâng cao thì không chỉ đối tượng bị QL phải chuyên nghiệp hóa mà bản thân chủ thể QL cũng phải thay ñổi theo ñiều kiện và quy luật phát triển, phù hợp với các chuẩn mực và yêu cầu của xã hội. CBQL phải được bồi dưỡng kiến thức về khoa học QLGD, được bồi dưỡng chuyên sâu về QL tài chính, tài sản nhà nước và những điều luật cơ bản có liên quan đến trường học.

"QL là khoa học và đồng thời là nghệ thuật". Nhằm đáp ứng những yêu cầu mới về ñổi mới giáo dục và công tác QLGD thì Hiệu trưởng phải có trình độ QLGD cơ bản. Việc học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ, năng lực QL là một nhiệm vụ của hiệu trưởng

-  Nâng cao trình ñộ, năng lực sư phạm cho ñội ngũ GV. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV.

- Đầu tư xây dựng CSVC và QL việc sử dụng TBDH

-Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện trong nhà trường. Vai trò của hiệu trưởng trong việc xây dựng khối đoàn kết nhất trí trong tập thể sư phạm nhà trường; Thực hiện công khai, công bằng, dân chủ trong trường học; Đảm bảo về điều kiện lao động.

3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ hữu cơ hỗ trợ và bổ sung cho nhau, giúp cho công tác QL, nâng cao chất lượng DH đạt hiệu quả cao, trong đó:

Biện pháp 1 - Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV đối với việc nâng cao chất lượng DH: Đây là biện pháp quan trọng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình nhận thức và hành động của GV và HS.

Biện pháp 2 - Quản lý có hiệu quả hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên: Đây là biện pháp cơ bản mang tính pháp quy giúp cho công tác giảng dạy của GV đi vào nền nếp, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Biện pháp 3 - Tăng cường quản lý hoạt động các tổ bộ môn: Biện pháp cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi, giúp GV nâng cao năng lực giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng DH ở các trường.

Biện pháp 4 - Tăng cường quản lý hoạt động học tập của học sinh: Là biện pháp cơ bản góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.

Biện pháp 5 - Tổ chức các điều kiện hỗ trợ HĐDH: Là biện pháp nhằm tạo những điều kiện thuận lợi cho HĐDH của nhà trường.

Với việc áp dụng các biện pháp quản lí hoạt động dạy học và giáo dục một cách khoa học, sáng tạo, linh hoạt điều chỉnh theo thực tế , GD Tiểu học Thị trấn Văn Giang đã có những bước phát triển, công tác quản lý HĐDH của hiệu trưởng có nhiều tiến bộ; chất lượng GD nói chung, chất lượng DH nói riêng ổn định và phát triển, giúp nhà trường là một trong những điểm sáng về chất lượng giáo dục của huyện nhà.

HT. Hoàng Thị Quyên